Leaving town for the countryside (Bỏ phố về quê)

 

This is me, wandering around in a vegetable garden in Đồng Nai Province in Vietnam

To some young people in modern times, living in the city is not as alluring as living in the country anymore. Some avoid the hustle and bustle of the city by leaving for the countryside for a low pace of life.

They consume what they produce. They pick fruit and vegetables from the garden; They collect eggs and raise fish.

They sow seeds, water them, and watch them flower, nourish and produce fruit or leaves. Later on, they collect them and enjoy them. To me, doing so is contentment. That is a part of life that city dwellers are missing.

They live in harmony with nature. They enjoy seasonal fruits and vegetables. They respect nature by using the remains of their produce as compost for the next crops.

It sounds like a perfect way of living to me.  One day when I build up enough savings, I also leave town for the countryside to live a pastoral life.

To some young people in modern times, living in the city is not as alluring as living in the country anymore. Some avoid the hustle and bustle of the city by leaving for the countryside for a slow pace of life.

Country dwellers live in harmony with nature.

They pick fruits and vegetable from their own garden, collects eggs from hens they feed, and raise fish in a pond at the back door.

They sow seeds, water them, and watch them bloom, mature and produce fruit or leaves or flowers. They respect the cycle of nature by using the remains of their produce as compost for the next crops. Harvesting, consuming and sharing their own produce is a priceless experiment. To me, doing so is contentment. That is a part of life that city dwellers miss out on.

It is a perfect way of living for me. One day when I build up enough savings, I also would love to leave town for the countryside to live a quiet pastoral life.

I was sitting on a bale of rice straw in my friend's village, contemplating how my life would turn out. My smile was deceiving ...

Li Ziqi (Lý Tử Thất), a Chinese girl, is a wonderful example of this living style. She has attracted more than ten million subscribers on her YouTube channel. People are fascinated by her videos which depict her lifestyle and delicious foods. I’m fascinated by one of her answers in an interview. She said ‘When I worked in the city, it was about survival. Now when I work in the countryside, I feel like I’m truly living.'

In Vietnam, we have ‘Bếp Trên Đỉnh Đồi’ (Kitchen on the Hill). The girl behind ‘Bếp Trên Đỉnh Đồi’ is Tâm An. She has been criticized as a replica of Li Ziqi. People in Vietnam, as well as China, believe that this Vlogger imitates what Li Ziqi has done in her videos. However, others praise her work and consider her as ‘Li Ziqi of Vietnam’.

I have come across Li Ziqi (Lý Tử Thất), a Chinese girl, who is a wonderful example of countryside living. She has attracted more than fifty million subscribers on her YouTube account. 

People are fascinated by her videos which depict her life and the delicious foods she cooks. I am fascinated by one of the answers she gave in an interview, saying: ‘When I worked in the city, it was about survival. Now when I work in the countryside, I feel like I’m truly living.'

Vietnam has its own version of Li Zigi. It is ‘Bếp Trên Đỉnh Đồi’ (Kitchen on the Hill). The girl behind ‘Bếp Trên Đỉnh Đồi’ is Tâm An. She has been criticized as a replica of Li Ziqi. There are some Vietnamese and Chinese who believe that Tâm An simply imitates what Li Ziqi has done in her videos. However, others praise her work and consider her as the ‘Li Ziqi of Vietnam’. There is a saying in English that the greatest compliment to give someone is to imitate them.  Most of us do that much of the time as we imitate people we admire or respect.

(Draft 1 in grey; draft 2 in blue)

References

Li Ziqi's YouTube Channel https://www.youtube.com/channel/UCoC47do520os_4DBMEFGg4A

Li Ziqi, the Uprising Chinese Internet Figure with 58 Million Fans

Vietnamesevlogger suspected of copying Chinese influencer Li Ziqi 

‘Bếp Trên Đỉnh Đồi’ (Kitchen on the Hill): https://www.youtube.com/channel/UCDG75lCXu9WmJq_2uN-44Cg

If you love to discover how normal life in the central of Vietnam is, you should watch ‘Bếp Trên Đỉnh Đồi’ (Kitchen on the Hill).

A concrete path edging the rice paddy field leads to my friend's house


Photos were taken at different times when I was in Vietnam.

Update on 24 Oct 2023:

I very much enjoy the two videos below which were filmed by Eli in Russia, so I would like to share them with you. Have a look!
Hope you will enjoy them as much as I do.

Giáng sinh xanh ở mũi đất tận cùng của lục địa đen

 

Christmas fruit cake là một loại bánh truyền thống không thể thiếu được trong dịp Giáng sinh ở Châu Âu và Nam Phi

Ngược với Mỹ và Châu Âu, Giáng sinh ở Nam Phi rơi vào mùa hè. Mùa mà đất trời bao phủ một màu xanh căng tràn nhựa sống. Mùa trăm hoa hẹn nhau khoe sắc. Thế nên Giáng sinh ở đất nước cầu vồng, và cả ở Úc, được gọi với một cái tên rất tượng hình. Giáng sinh “xanh”. 

Giáng sinh là một kỳ nghỉ dài và quan trọng nhất trong năm, đánh dấu sự khép lại năm cũ và mở ra năm mới. Giáng sinh là dịp người dân Nam Phi xum họp gia đình, gắn kết yêu thương và quan tâm lẫn nhau qua những món quà và lời chúc mừng Giáng sinh. 

Từ giữa tháng mười, các cửa hàng tràn ngập quà và các món trang trí cho Giáng sinh. Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức thiện nguyện, nhà dưỡng lão tất bật gói quà Giáng sinh để tặng cho “thần dân” của mình. Sau Giáng sinh, thùng rác của các hộ gia đình đầy vỏ hộp và giấy gói quà, và vật dụng trang trí Giáng sinh không dùng lại được nữa. Bãi rác thì rác nhiều hơn.

Màu chủ đạo của Giáng sinh là màu đỏ. Thế nên nhà nào cũng bài trí đo đỏ. Các trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn ngập tràn không khí Giáng sinh lung linh lấp lánh. Đêm đêm, tôi hay dạo một vòng quanh khu nhà giàu ở Brooklyn, Pretoria để ngắm đèn Giáng sinh muôn hình vạn trạn lộng lẫy hun hút trong tầm mắt. Brooklyn còn là nơi hội tụ hơn 130 đại sứ quán, là nơi tập trung các đại sứ quán đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Washington DC. Vì thế các tuyến đường có trụ sở đại sứ quán của các nước châu Âu lộng lẫy lung linh không khí Giáng sinh. Nhưng năm nay thì khác: việc trang trí Giáng sinh kém xinh và lẻ tẻ. Cuộc diễu hành kèn trống rộn ràng và hoá trang rực rỡ thu hút hàng trăm người xem trên phố Lawley, với tên gọi quen thuộc là phố Giáng sinh, bị hủy bỏ do dịch Covid-19. 

Về phần trang trí Giáng sinh, tín hiệu đặc trưng rực rỡ của Giáng sinh. Có nhà trang trí. Có nhà không. Điều này tùy vào tôn giáo và thị hiếu của gia chủ. Có người không bài trí chi cả vì cho là lãng phí và không cần thiết.  Nhà nào có con trẻ thì trang hoàng bài bản theo truyền thống để giữ nếp. Cả nhà dựng cây thông lên và cùng nhau trang trí cho nó đẹp, đi nhà thờ hát thánh ca, tặng quà Giáng sinh cho nhau. Em hàng xóm bên phải nhà tôi nói chồng trang trí một dàn đèn cô tiên trước nhà để tạo không khí Giáng sinh cho hai cô con gái bé bỏng. Bác hàng xóm sau nhà tôi, đầu tháng 11, bác đem cây Giáng sinh bằng nhựa, bác dùng bao nhiêu cái Giáng sinh rồi bác chẳng nhớ nổi, dựng ở một góc của phòng tiếp khách. Cây Giáng sinh cách tân của bác cao tầm 1m đính đầy những trái châu màu trắng như tuyết và màu xanh dương bừng sáng như bộ váy áo nữ hoàng Anh.

Gia đình tôi chẳng hề trang trí Giáng sinh vì không theo công giáo và trào lưu trang trí Giáng sinh. Thay vào đó, tôi nướng một chiếc bánh fruit cake. Nướng bánh fruit cake là một truyền thống không hề thiếu trong gia đình mà tôi học và hòa nhập nhanh còn hơn học chửi thề bằng tiếng Afrikaans. Một hoạt động mừng Giáng sinh chúng tôi không thể bỏ qua là đi ngắm đèn Giáng sinh. Chúng tôi dạo một vòng ở Brooklyn và Waterkloof để tận hưởng một bữa tiệc màu sắc hình ảnh và ánh sáng đậm chất Giáng sinh. 

Trẻ con háo hức trông ngóng Giáng sinh như trẻ con ở Việt Nam mong chờ Tết đến. Các em chộn rộn khui quà Giáng sinh từ ông bà cha mẹ. Con nít sáng ngủ dậy thấy quà dưới chân mình thì hăm hở mừng và tin rằng tối qua Father Christmas đem quà cho chúng. (Ở Nam Phi, ông già Nô-en được gọi gần gũi là Father Christmas.) Chúng đâu biết khi chúng ngủ say thì cha hoặc mẹ rén rút đặt quà lên giường cho chúng.

Con nít bây giờ khôn lắm. Thằng bé 9 tuổi, hàng xóm nhà tôi, nói làm gì có Father Christmas. Nó còn dám chắc rằng người lớn nói có Father Christmas là nói láo. Nó không tin. Khi cô giáo kể về Father Christmas, em thậm chí mạnh dạn nói với cô giáo là Father Christmas không có thật. Báo hại cô giáo phải mét phụ huynh để em được chấn chỉnh suy nghĩ của mình.

Giáng sinh là dịp đoàn tụ gia đình. Nhà nhà sum vầy quây quần bên mâm cơm Giáng sinh thịnh soạn. Một Giáng sinh không món gà tây như ở nước Mỹ. Nhưng nếu ai mừng Giáng sinh theo kiểu Mỹ thì sẽ ăn gà tây. Một buổi tiệc Giáng sinh đậm chất Nam Phi là braai, tiệc nướng thịt ngoài trời, bên cạnh hồ bơi nước trong veo mát lạnh đầy mời mọc. Cánh đàn ông phụ trách nhóm lửa nướng thịt trong khi nhâm nhi thịt khô biltong và lon bia mát lạnh. Cánh phụ nữ dọn bàn ăn, làm salad và pha nước sốt cho các món thịt nướng. Thịt thà nhiều nên phải ăn kèm salad để cân bằng độ béo độ đạm của thịt, ngoài tinh bột là bánh mì nướng roostebrook, bánh mì lát nướng phong cách sandwich, khoai tây hay khoai lang nghiền. Nhà nào không thích nấu nướng dọn dẹp thì kéo nhau ra nhà hàng, nhưng phải đặt bàn trước cả tháng nếu muốn thưởng thức tiệc Giáng sinh ở nhà hàng nổi tiếng. Nhà nào theo tiêu chí tiết kiệm mà vẫn thắt chặt tình thân thì hẹn gặp nhau ở một nhà trong họ và tổ chức một “pot luck party”. Tức là mỗi gia đình mang theo thức ăn đồ uống của riêng mình rồi cùng nhau chia sẻ. 


Bàn tiệc mừng Giáng sinh theo phong cách thường nhật thân mật

Trên bàn tiệc Giáng sinh, mỗi chỗ ăn có một Christmas cracker. Trong Christmas cracker có một món quà nho nhỏ, một cái vương miện bằng giấy, và một câu đố kèm theo đáp án hoặc câu chuyện tiếu lâm. Để biết bên trong Christmas cracker của mình có gì, mình phải nhờ người ngồi cạnh mình nắm một đầu của cracker và kéo như kéo co. Kéo nhẹ thôi đủ để cracker bung ra và phát ra tiếng nổ nhẹ như pháo bông cầm tay. Kéo mà mạnh quá thì bạn mình sẽ té lật ghế. Rồi mình đọc to câu đố lên để đố cả nhà hoặc câu chuyện tiếu lâm cho cả nhà cùng thưởng thức. Quà trong cracker thường là quà tượng trưng nho nhỏ xinh xinh, mang mục đích trang trí và tạo niềm vui khui quà. Quà trong cracker của tôi năm 2019 là một vòng đeo chìa khóa. Màu của nó là gì, tôi không cần nói ra bạn cũng đoán được!

Christmas cracker và món khai vị trong bữa trưa Giáng sinh

Đáp án của câu đố (riddle) này là 'Because you can't pull their legs'.
Đây là câu đố mẹo, một dạng chơi chữ mà ngôn ngữ nào cũng có. Hai cụm 'play jokes' và 'pull someone's leg' có cùng một nghĩa.

Nói đến Giáng sinh là phải nhắc đến ẩm thực, cụ thể là bánh. Người Đức có bánh Stollen. Người Ý có bánh Panettone. Người Anh có bánh fruit cake. Người Na Uy và Pháp có bánh Yule Log mà người Việt hay gọi là bánh củi vì bánh trông như khúc củi. Ở một quốc gia đa sắc tộc và màu da như Nam Phi, người dân cũng có bánh fruit cake. Tôi tạm dịch là bánh trái cây Giáng sinh và gọi ngắn gọn là bánh Giáng sinh. Tất cả các loại bánh Giáng sinh kể trên đều được bày bán đầy ắp khắp các cửa hàng như thể dân ta bán bánh chưng bánh tét và đủ loại mứt vào dịp Tết cổ truyền.

Dù thành phần bánh có chút biến đổi theo quốc gia, vùng miền và thị hiếu của người nướng, bánh trái cây Giáng sinh thực ra là một loại bánh với thành phần cốt yếu là bột mì và nho khô. Vì thế nếu ai dị ứng hoặc không thích nho khô thì không đụng đến hoặc không nên ăn. Bánh Giáng sinh có vị ngọt nhẹ của nho khô, tiếng sừng sực của trái anh đào tẩm đường, độ béo của bơ và trứng, cùng độ cồn vấn vương của rượu Brandy hoặc rum.

Bánh Giáng sinh khi nướng đượm mùi ngọt thơm tinh túy không lẫn vào đâu được. Hương vị đặc trưng của bánh Giáng sinh khác hẳn với các loại bánh khác như scone, muffin, chocolate brownie, hay banana bread. Khi bánh nướng vừa tới, cả gian bếp thơm lừng. Một Giáng sinh thơm lừng. Mùi thơm phưng phức của bơ, nho khô, trái anh đào, và hạt Nam Việt Quốc len lỏi lên cả tóc và áo của người nướng, chẳng khác gì một loại nước hoa đặc biệt. Ngửi là thèm ăn liền! Đây là điểm cộng mà tôi không trải nghiệm được nếu mua bánh ở cửa hàng. Còn dựng cây thông và trang trí Giáng sinh thì chẳng tận hưởng được cái thơm lừng hiếm có của Giáng sinh.


Ổ bánh này mình có trọng lượng 3kg.
Gia đình, bạn bè, và hàng xóm đều ghiền ăn và khen nức nở.

Cũng như bánh trái cây Giáng sinh ở các quốc gia nói trên, bánh trái cây Giáng sinh ở Nam Phi có nhiều phiên bản khác nhau. Gia vị tẩm bánh khác nhau như bột quế, bột cà ri mother-in-law.  Thành phần trái cây khô và các loại hạt đa dạng như chà là, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, mận khô, hạt hồ đào, hay hạt thông. 

Ngay cả cách làm bánh cũng có sự khác nhau. Có người luộc hỗn hợp trái cây khô trong nước sôi trước khi trộn bột mì. Có người tẩm hỗn hợp trái cây khô với rượu brandy qua đêm. 

Rượu pha vào bánh Giáng sinh cũng là một đề tài rộng để nói. Có người dùng rượu Brandy. Có người dùng rượu Rum. Có người dùng rượu Sherry. Riêng tôi, tôi thích dùng rượu brandy hơn. Rượu brandy mang lại hương vị truyền thống, cổ điển và thơm phưng phức.

Ngoài phần để riêng ướp bánh, rượu brandy còn được rưới lên bánh sau khi bánh đã ra lò. Rượu Brandy giúp tăng hương vị cho bánh, tạo độ mềm và ẩm cho bánh. Ngoài ra, nó còn là chất bảo quản tự nhiên giúp bánh ngon và đằm hơn cả tháng mà không cần tủ lạnh. Ông xã tôi là người rưới thêm rượu brandy, khoảng 60ml mỗi lần trong ba ngày, lên bánh. Nhiệm vụ của tôi chỉ là nướng bánh và thưởng thức. Xét ra chồng tôi cũng góp công làm nên chiếc bánh Giáng sinh huyền thoại. Người nướng kẻ rưới.

Sau khi tìm kiếm rồi săm soi nhiều công thức bánh trái cây Giáng sinh ở Úc, Anh, và Nam Phi, tôi chọn công thức bánh của tập đoàn Woolworths. Woolworths là một chuỗi siêu thị tiếng tăm dành cho dân trung lưu trở đi ở Nam Phi, cung cấp và sản xuất nhu yếu phẩm an toàn chất lượng. Woolworths còn xuất bản tạp chí ẩm thực Taste, được nhiều bà nội trợ yêu thích, mà tôi hay mua. Tôi chọn phiên bản bánh trái cây Giáng sinh này vì công thức chuẩn vị truyền thống với nguyên liệu đơn giản dễ tìm. Do vậy, bánh dễ chế biến cho một người đến từ nền văn hóa lúa nước chỉ biết bột gạo với đường, còn bột mì, bột nở, và bơ là “vật thể bay” bí hiểm như tôi.

Công thức bánh này có mother-in-law spice, loại bột cà ri do người Ấn Độ ở thành phố biển Durban pha trộn. Thành phần chính của bột cà ri này là bột rau mùi. Nhưng nó đanh đá như mẹ vợ mẹ chồng là do sự kết hợp của vô số các loại gia vị khô như: hạt thì là Ai Cập, thì là Ba Tư, thì là tây, nhục đậu khấu, lá nguyệt quế, đinh hương, hoa hồi, thảo quả, bạch đậu khấu, nghệ, và ớt. Nói về tên gọi lạ lùng hiếm thấy của bột cà ri này, không ai rõ tại sao nó có tên như thế. Nhưng bột cà ri này nhuộm màu đỏ đất đậm đà ấm áp, có vị cay xé lưỡi, toả hương vừa thơm vừa nồng. Lỡ hít sâu bột cà ri này để ngửi xem mùi nó ra sao là ho húng hắng. Tựu chung, sắc vị và hương hợp với cái tên ngồ ngộ mà tôi tin chắc rằng ai đọc qua một lần sẽ nhớ dài lâu.


Thông tin bên lề:
Nam Phi là quốc gia có số người Ấn Độ, sống ngoài Ấn Độ, lớn nhất thế giới. Họ sống tập trung ở Durban. Vì thế khi đến Durban, bạn có dịp khám phá một thiên đường gia vị của người Ấn mang bản sắc Nam Phi. Durban cũng là nơi đầu tiên ông Mahatma Gandhi sống khi ở Nam Phi. Chính tại nơi đây, chứng kiến sự phân biệt đối xử tàn khốc của người da trắng ở Nam Phi với người Ấn bị đọa đày kiếp nô lệ, ông đứng lên khởi xướng phong trào ‘phi bạo lực’. Về sau, ông góp phần giúp Ấn Độ giành độc lập từ tay nước Anh.

Một trong những câu châm ngôn nổi tiếng của ông Gandhi là ‘Sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai. Học như thể bạn sẽ sống mãi mãi.’ (‘Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever.’)

Tìm được công thức bánh, nhưng tôi ít khi trung thành với công thức gốc. Tôi cắt giảm và bỏ bớt nguyên liệu. Tiêu chí làm bánh như thế này của tôi bị ảnh hưởng bởi cách ăn uống cẩn thận và lối sống “ít mà chất” (less is more). Càng đơn giản, càng nhẹ nhàng. Thế thì tại sao không khi tôi có thể. Dẫu sao công thức gốc là căn bản cho ta biết nên cần gì làm gì. Tôi dùng đường nâu thay vì đường trắng. Đường nâu tạo hương vị đậm đà và màu bánh đằm hơn. Tôi giảm đường vì không hảo ngọt. Tôi cắt bơ vì không thích ăn béo quá. Và sự cắt giảm này làm cho bánh cân bằng tất cả các hương vị. Tôi bỏ hẳn bột cà ri Mother-in-law cho đơn giản các nguyên liệu. Có lần tôi rắc một ít bột gia vị này vào, bánh có vị rất lạ, kiểu Tây không ra Tây Ta không ra Ta. Thế nên kể từ lần duy nhất đó, tôi vĩnh viễn chia tay bột cà ri Mother-in-law khi làm bánh Giáng sinh.

Sau đây là công thức bánh trái cây Giáng sinh mà tôi nôn nao nướng vào mỗi dịp Giáng Sinh.

Mình trung thành với công thức bánh mà mình biến đổi chút ít qua bao năm nay


Dòng rượu brandy tầm trung của Nam Phi mà mình thường tẩm cho bánh Giáng sinh.
Mỗi lần nướng bánh, mình mua loại rượu brandy khác nhau. Không năm nào trùng lấy năm nào.

Sau khi nướng xong, tôi thường không cắt bánh ăn liền trong ngày hôm đó. Tôi để bánh nghỉ đến ngày hôm sau, và chỉ cắt bánh sau khi bánh ngậm đợt rượu brandy thứ hai. Kết quả đáng sự chờ đợi: bánh đậm đà hương vị. Bánh để càng lâu càng đằm, càng mềm, càng thơm nhờ vào những nụ hôn rượu Brandy cháy bỏng nồng nàn.

Mùa Giáng sinh này, các bạn hãy nướng một chiếc bánh trái cây Giáng sinh đi nhé. Không gì ngon bằng bánh nhà làm.

Có ngon không nào!

Chúc các bạn nướng được một chiếc bánh trái cây giáng sinh như ý. Và hưởng một mùa Giáng sinh vui vẻ đầm ấm cùng gia đình trong thời điểm đầy ‘biến động’ này.

Dịch covid-19 tháng 10 năm 2020

Moss Roses (Hoa Mười Giờ)

 I was pleasantly surprised to see Moss Roses thriving in South Africa – every shade I had seen back in my homeland, Vietnam!

They are reminiscent of the countryside around my erstwhile home in Vietnam – yellow, orange, and purple swathes with splashes of white.

Moss Roses are ubiquitous in Vietnam. They were the first flowers I planted when I was young.

In Vietnam, moss roses are called 10-o'clock flowers. They are named so because they are all in full bloom when the clock strikes 10 - when the sun shines gently to the fullest.

I love them because they offer such bright shades of colours and they don’t need lots of attention.

On my regular cycling excursions from my new home in South Africa, I see many gardens showing off Moss Roses. 

They are summer flowers here, dying back during the cold frosty winters – only to re-emerge in spring before blooming in summer.

I planted the Moss Roses you see in the photos in my pavement garden in 2017. They have kept growing year after year, until 2020 when they have been over-grown by California Poppies. 

Moss roses
Moss Roses in my pavement garden

Seeing them here makes me appreciate and love my roots more. I shall never lose the image of a Vietnamese pathway near my childhood village, blanketed with carpets of flaming, flamboyant Moss Roses. It is one of my treasured memories.

Moss roses
Moss Roses in my pavement garden

Have a look at this link for an idea of how glamorous the Moss Roses of Vietnam can be: https://vtcnews.vn/con-duong-hoa-muoi-gio-doc-dao-o-mien-tay-moc-mac-nhung-van-hut-mat-ar637945.html

Something I have learned, living in another country, in a different culture, is that we should never take anything for granted.

Be present, enjoy the moment – the sights and sounds, and aromas of every occasion. They cannot be relieved.

Vietnam is a special place with beautiful, gentle, people; cornucopia of foods; breathtaking shades of green; and textures of every form.

It is not necessarily better elsewhere; just different. Love and appreciate what you have.

Mai from Vietnam

California Poppy
California Poppies

California Poppy
California Poppies

California Poppy

Trái tầm bóp Nam Mỹ (Cape Gooseberries)

 Giới thiệu chung

Theo nhiều tài liệu, trái tầm bóp có nguồn gốc từ hai nước Peru và Chile. Trái to bằng trái cà chua bi. 

Nó có tên gọi khác nhau ở nhiều quốc gia. Ở Peru, nó có tên là 'Peruvian berry'. Có lẽ trái này bắt nguồn từ hai nước Nam Mỹ kể trên nên ở Việt Nam nó còn có tên là trái tầm bóp Nam Mỹ. 

Ở Việt Nam, trái tầm bóp Nam Mỹ có nhiều tên gọi khác nhau. Có nơi gọi nó là trái thù lù. Có nơi gọi nó là trái lồng đèn. 


Cây tầm bóp Nam Mỹ có thân cao gần bằng vai của một người cao khoảng 1.53 m, và cành cây rất dễ gãi. Cây chịu hạn tốt nên không cần tưới nhiều nước. 

Cây tầm bóp Nam Mỹ được ghi nhận là xuất hiện ở Anh vào năm 1774. Cây được các di dân người Anh mang theo khi đặt chân đến mũi Hảo Vọng (The Cape of Good Hope) ở Nam Phi vào trước năm 1807. Vì thế ở Nam Phi cây tầm bóp Nam Mỹ có tên là ‘cape gooseberry’. Từ Nam Phi, cây tầm bóp Nam Mỹ được giới thiệu sang các nước châu phi khác và sang tận Úc với tên gọi là ‘cape gooseberry.’

Trái tầm bóp Nam Mỹ giàu vitamin C, vitamin B, chất canxi, chất sắt, chất chống oxi hóa, và chất xơ.

Cách hái trái tầm bóp

Khi bạn thấy vỏ bọc của trái tầm bóp khô và ngã sang màu vàng nhạt thì nghĩa là trái đã chín. Những trái chín ruộm sẽ rơi xuống đất, nhưng trái vẫn tươi và không hề bị hư.

Mình phát hiện những trái tầm bóp này khi chạy xe đạp địa hình để giữ gìn sức khỏe. Một lần chạy ngang qua, hên gặp chị chủ nhà đang làm cỏ. Mình hỏi chị hái trái để làm mứt. Chị bảo mình cứ tự nhiên hái vì chị trồng mà không ai ăn và chị không biết làm mứt. 

Hôm sau chủ chật mình rủ chị hàng xóm đi hái cùng. Sau hai tiếng đồng hồ, hai chị em thu được khoảng 5kg. Rồi mình mất hơn một tiếng đồng hồ để bóc vỏ và phân loại trái để làm mứt. Cả giai đoạn mất rất nhiều thời gian, nhưng kết quả bất ngờ. Mứt trái tầm bóp ngon cực ngon.

Hai hôm sau, mình gửi tặng chị một hủ mứt kèm theo cái 'thư' cảm ơn có ghi số điện thoại để tỏa lòng cảm ơn. Ít hôm sau, mình nhận được tin nhắn của chị. Chị nói mứt ngon lắm nên chị tự tay nướng một ổ bánh mì để ăn cho xứng với mứt.

Trong ẩm thực phương tây, trái tầm bóp Nam Mỹ được dùng để làm mứt ăn với bánh mì, trộn với kem, hay ăn cùng với sữa chua nguyên kem không đường và không hương vị trái cây. Trái này còn được trộn salad, hoặc với các loại trái cây khác trong món trái cây trộn (fruit salad) cho buổi ăn sáng nhẹ.

Sau đây mình giới thiệu các bạn cách làm mứt tầm bóp.  Thời gian nấu món mứt này là khoảng bốn tiếng đồng hồ. Tuy tốn nhiều công sức và thời gian, nhưng món mứt này sẽ làm bạn càng ăn càng mê.

Cách làm mứt trái tầm bóp

Mình chỉ chọn trái chín vàng để làm mứt. Những trái còn hơi xanh hoặc chưa chín đều thì mình để qua một bên. Sau khoảng chưa hết một tuần, những trái này sẽ chín vàng.

Mình không dầm nát trái tầm bóp như người ta hay làm để quết lên bánh mì. Vì mình muốn mứt này để ăn với kem hay sữa chua, vừa nhìn đẹp mắt vừa cảm nhận được sự sừng sực của mứt. Nhai trái nào là 'tê' đầu lưỡi trái đó. 

Mình không cho nước vào khi nấu mứt để giữ nguyên vị tinh khiết của trái tầm bóp. Mứt có vị đặc trưng của trái tầm bóp – chua nhẹ và ngòn ngọt. Ngoài ra, giai điệu sừng sực của từng hạt li ti nhảy nhót tên đầu lưỡi, cùng vị ngọt thanh của đường nâu làm cho món mứt này là một trong những món mứt ai ăn rồi là muốn ăn nữa và ăn nữa. 

Thành phần:

  1. 2kg trái tầm bóp
  2. 800g đường cát nâu
  3. Gừng tươi, một nửa giã nát và một nửa cắt lát mỏng: 100g
  4. Nước cốt của một trái chanh loại vừa

Cách làm:

  1. Sau khi bóc màng bọc, rửa sạch trái tầm bóp và để ráo nước.
  2. Cho trái tầm bóp vào nồi, và cho đường vào.
  3. Cho nồi lên bếp và đun nhỏ lửa.
  4. Sau khoảng 15 phút, bạn sẽ thấy nước đường tan ra, từ từ tăng lửa lên vừa phải.
  5. Cho gừng giã nhuyễn và cắt lát vào, trộn đều tay
  6. Đun cho đến khi nước đường và nước cốt trái tầm bóp kẹo lại và có màu vàng sóng sánh là đạt yêu cầu. Nước mứt phải chảy đặc dính như mật ong nguyên chất. 
  7. Cho nước cốt chanh vào đảo đều, rồi tắt bếp.
  8. ‘Khử khuẩn’ lọ hay keo thủy tinh bằng nước sôi.
  9. Cho mứt vào lọ và cất trong tủ lạnh để dùng dần.

 


Chúc các bạn thành công

'Cam Dai Bay' and Ha Long Bay

I have fond memories of Mr. Hung, my university English-language lecturer. I had great admiration for him as he spoke the language as a native. He was passionate that we students should master the language if we were to teach it to others.

To aid our learning, Mr Hung required us to do a two-minute talk at the beginning of each lecture. Typically he ended up doing most of the talking because we didn’t know what to say.

One of the talks by a classmate still brings a giggle to my lips. It is a story about language interpretation. It goes like this.

A foreigner to Vietnam walks past a wall and saw a sign ‘CAM DAI BAY’ in capitalized letters. Being curious he asks a local, ‘I have been to Ha Long Bay and many other famous attractions, but I have never heard of Cam Dai Bay. I want to go to Cam Dai Bay. Where is it?’

The local fellow shakes his head and grins as he replies, ‘Sir, there’s no Cam Dai Bay place in Vietnam.’ He holds his hand in front of his mouth as he lets out a squeak, ‘Cam Dai Bay means ‘No Peeing’’.

The foreigner shuffles his feet, shifts his backpack, says thanks and mooches off.

Language is a precise tool that should be used as such, otherwise, it can lead one astray. Mr Hung relished this story.
 
Ha Long Bay

The tourist would not have asked the question if the sign was written in Vietnamese properly with the squiggle marks on its letters. It should have been ‘Cấm Đái Bậy’ (‘No Peeing’).

These signs are normally found in low-traffic areas away from the streets where men are not shy to answer the call of nature.

Despite the appeal, it doesn’t help. It is mostly ignored. They don’t care because they think passers-by only see their backs!

Interestingly, I have noticed a similar behaviour in South Africa. However, I’ve never seen a ‘No Peeing’ sign in South Africa.

I hope you enjoy my story and learn a Vietnamese phrase as well, just in case.

By the way, the one place mentioned by the tourist, Ha Long Bay, has a natural feature just off the coast. Ha Long Bay is so famous in Vietnam that it is printed on a two-hundred-thousand-dong banknote (the Vietnamese currency is called dong). This money note is equivalent to US$19.

The iconic rock in Ha Long Bay is printed on a two-hundred-thousand-dong banknote of Vietnam
Photo screenshot from baoxaydung.com

Here are the photos of Ha Long Bay that I took on my one-day trip from Ha Noi, the capital of Vietnam. I was here when the tide was low and it was a cloudy day. I felt like Ha Long Bay didn't treat me well! That's why my photos don't look alluring to your eyes as you may see on travel magazines or Instagram photos. 










The photos were taken in late 2015.

Bim Bim the Duck in the Mekong Delta of Vietnam


Bim Bim, a very proud duck, is a pet of a grade-12 Vlogger in Tra On district, Vinh Long province of Vietnam. Thanks to the presence of Bim Bim the duck, the Vlogger has received 170,000 subscribers on her YouTube channel. Bim Bim doesn’t realise that he/she becomes a star, but he/she enjoys being filmed.

Bim Bim the duck. Photo credit to the Vlogger

Her entertaining videos are evocative of my verdant countryside of Vietnam. In the rainy season, it poured almost every day. The paths were full of mud, which made it difficult for me to ride to school. 

In this video, the girl celebrated Bim Bim’s first birthday. She would show you a typical path lined with lush vegetation and an open-air market at her village.

This video shows a typical day of life in the Mekong Delta.  It rained, rained, and rained. The mom’s vlogger was eliminating broken rice grains and unwanted seeds from rice grains through a handcrafted sieve, and the girl was preparing dinner for Bim Bim the duck. Bim Bim had a feast of boiled golden apple snails, which were his/her favorite food.

I believe her videos provide you a window to a different world – a world of simplicity and a struggle for survival.

Enjoy watching!


Già còn đam mê

Dong ruỗi qua khắp mọi nẻo đường ở đất nước Nam Phi xinh đẹp, mình chứng kiến rất nhiều điều thú vị mà chỉ ‘đi mới thấy’. Đây là một trong những chuyện thú vị trong số 1001 điều thú vị mà mình muốn kể cho các bạn nghe.

Mùa đông ở Nam Phi chỉ có bầu trời xanh không một gợn mây và cỏ úa vàng hanh khô

Đạp xe ngang qua khu dân cư kính cổng cao tường, bạn C và mình thấy một bà lão đang trầy trật cưỡi chiếc xe đạp. Bạn C dừng lại hỏi thăm, còn mình thì dịnh chiếc xe đạp cho bạn C. Bà lão người da trắng có mái tóc trắng bồng bềnh như mây, dáng người mảnh mai như cây bút chì nhưng lưng hơi cong. Bà lão nói chiếc xe đạp này nó không chịu chạy. Xe hơi của bà hư rồi nên bà mới mua chiếc xe đạp hôm kia. Bà nói chiều qua bà chạy thử nhưng nó không chạy được nên chiều nay bà thử lại. Bà cứ bảo chiếc xe đạp này không giống với chiếc xe đạp cũ của bà. Bạn C chỉnh yên xe cho bà rồi nói bà chạy thử xem sao. Đạp được khoảng 10 bước chân thì bà ngã nhào lên bãi cỏ ven đường. Bạn C một tay dựng chiếc xe đạp lên và một tay đưa ra để kéo bà dậy, nhưng bà bảo bà không sao và tự đứng lên được. Rồi bà thử chạy tiếp. Bà lại té, mông rơi lên cỏ và hai chân đưa lên không. Bạn C đưa tay để kéo bà lên; bà lại từ chối giúp đỡ, bảo bà khỏe lắm, bà tự đứng lên được.

Thấy tình hình không xong, một chị da màu đứng bên trong quan sát nãy giờ chạy ra. Chị bế đứa bé mái tóc nâu vàng xoăn tít như sóng biển, rối rít cảm ơn bạn C đã giúp bà. Bà lão lại nói chiếc xe này không giống chiếc xe đạp cũ của bà. Chị da màu nói bà không có xe đạp trước đây bao giờ.

Bạn C gợi ý với bà là bà nên tập chạy chiếc xe đạp mới trên cỏ ở bên trong để có té thì không sao vì đang dịch Covid-19 mà vào bệnh viện thì có nguy cơ nhiễm bệnh vì bệnh viện là ổ bệnh. Bà vui vẻ bảo bà còn khỏe lắm. Bà luôn nở nụ cười trên môi. Bạn C hỏi bà bao nhiêu tuổi rồi. Bà bảo bà mới có 52 tuổi. Chị da màu nhéo mắt nhìn bạn C, nói bà 82 tuổi rồi. Chị chỉ biết lắc đầu nhìn bà cụ đang rất nóng lòng háo hức đạp xe đạp.

Anh làm vườn da đen cũng chạy ra. Anh cũng chỉ biết lắc đầu nhìn bà cụ. Anh nói bà 82 tuổi rồi mà còn muốn đạp xe đạp.  Thôi kệ. Ai cũng để bà làm điều bà thích vì có cản bà được đâu. Bà sống cho bà nên cứ để bà làm điều bà muốn trước khi bà từ giã cõi trần này.

Té ra là bà cụ bị bệnh Alzheimer.

Bởi vậy thời điểm không biết sợ là gì khi bạn bị mất trí nhớ và khi còn bé.

Những lần sau khi chạy ngang qua khu dân cư đó, bạn C và mình nhìn vào bên trong để tìm bà. Không thấy bóng dáng bà đâu. Hy vọng bà vẫn ổn và chạy xe được rồi.



Con đường với hai bên cỏ úa vàng hanh khô chạy thẳng đến tít tận chân trời