Quy tắc 6 chiếc lọ được sáng tác bởi Harv Eker, tác giả của những cuốn sách về tài chính nổi tiếng như: “Làm giàu nhanh”, “Bí mật tư duy triệu phú”,… Bên cạnh đó, ông còn là người sáng lập công ty Peak Potential Trainning với chuyên ngành chính là đào tạo, trang bị các kiến thức, tư duy, giải pháp về tài chính, đầu tư.
Quy tắc 6 lọ quản lý tài chính từ khi ra đời cho đến nay đã
được rất nhiều người trên thế giới ứng dụng và đạt được thành công. Theo tác giả,
phương pháp bao gồm những điều cơ bản mà bất cứ cá nhân nào cũng có thể áp dụng
một cách hiệu quả.
Ở phương pháp này, bạn sẽ chia nhỏ số tiền của mình thành các mức tỷ lệ khác nhau vào 6 hũ quản lý tiền bạc với các nguyên tắc và chức năng riêng biệt. Việc này sẽ hỗ trợ bạn dễ dàng quản lý tiền bạc, lập kế hoạch chi tiêu hoặc sử dụng dòng tiền một cách hợp lý mà không lãng phí.
Dựa vào quy tắc này, để quản lý tiền bạc hiệu quả, bạn hãy
phân chia tiền lương của mình vào 6 chiếc lọ tài chính theo công thức dưới đây:
Ảnh chụp màn hình từ một website dạy cách quản lý tiền ở Singapore. |
Lọ 1: Quỹ tự do tài chính – Financial freedom account (FFA – 10% Thu nhập)
Đây là lọ chứa khoản tiền nằm trong kế hoạch đầu tư của bạn trong nguyên tắc 6 cái lọ. Mục tiêu của nó là giúp bạn có thêm khoản thu nhập thụ động (passive income), làm tăng tổng số tiền mỗi tháng. Khi sử dụng quỹ FFA, bạn có thể đầu tư vào bất kỳ dự án nào bạn muốn như chứng khoán, gửi tiết kiệm ngân hàng, trái phiếu,…. Với lợi nhuận thu được từ việc đầu tư, bạn sẽ có thêm một khoản ngân sách dùng cho những việc cần thiết, đột xuất mà không cần đảo lộn trật tự của dòng tiền.
Lọ 2: Nhu cầu giải trí, hưởng thụ – Play account (PLAY – 10% Thu nhập)
Cơm áo gạo tiền khiến con người luôn phải lao động vất vả để cố gắng tạo ra thu nhập, phục vụ cho các nhu cầu sống cơ bản. Tuy nhiên, việc hưởng thụ và giải trí là không thể thiếu vì nó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn về mặt tinh thần. 10% so với tổng thu nhập là mức cần thiết cho lọ PLAY. Hãy dành thời gian để hưởng thụ sau những ngày làm việc mệt mỏi và hết mình cống hiến cho cuộc sống đủ đầy của bản thân.
Lọ 3: Tiết kiệm dài hạn – Long-term saving for spending account (LTSS – 10% Thu nhập)
Để học cách quản lý tiền tối ưu và sinh lời hiệu quả, bạn nên có cho riêng mình một quỹ tiết kiệm dài hạn. Lọ LTS trong 6 lọ tài chính cần 10% tổng số thu nhập mỗi tháng, giúp bạn thực hiện những kế hoạch dài hạn trong tương lai như mua xe, mua nhà, mua laptop,… Tiết kiệm dài hạn là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro và đầu tư xứng đáng cho tương lai. Khi đã có một khoản tiền tiết kiệm, bạn sẽ trở nên an tâm hơn vì không chỉ giúp thực hiện được những dự định của bản thân mà còn ứng phó kịp thời với các khó khăn bất ngờ như bệnh tật, rủi ro công việc,…
Đây là một câu chuyện truyền cảm hứng về tiết kiệm cho tương lai. Nữ triệu phú Lisa Nichols, một bà mẹ bỉm sữa từng phải nhận trợ cấp của chính phủ, đã làm việc cật lực, tăng gia, mở rộng khối lượng công việc để kiếm tiền. Bà tự cam kết với bản thân, tháng sau phải gửi tiết kiệm nhiều hơn tháng trước, cứ như vậy từ một người phụ nữ trắng tay, bà đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn gửi ngân hàng với nội dung "Tiền đầu tư cho ước mơ".
Lọ 4: Đầu tư giáo dục – Education account (EDU – 10% Thu nhập)
Trong 6 chiếc lọ này, lọ đầu tư giáo dục sẽ chiếm 10% trên tổng thu nhập của bạn. Lọ này được sử dụng vào việc trau dồi kiến thức cần thiết cho bản thân. Bạn có thể dùng quỹ này để đầu tư vào các khóa học tư duy, kỹ năng quan trọng như kỹ năng quản lý tài chính hoặc mua những quyển sách hay để mở rộng tầm hiểu biết. Học chưa bao giờ là thừa. Biết thêm một kỹ năng, một khía cạnh mới trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh, theo đuổi, chẳng phải tốt hơn rất nhiều so với việc dậm chân tại chỗ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng lọ EDU trong 6 chiếc lọ để giao lưu với những người tri thức, học hỏi cách họ ứng xử, mẹo kinh doanh, hơn hết là mở rộng mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo bà Bella Rareworld, chuyên gia về chiến lược mở rộng mạng lưới thì những cuộc gặp mặt giao lưu trực tiếp chính là chìa khóa cho sự thành công của mỗi người. Khi bạn càng thành công thì càng cần tạo ra nhiều mối quan hệ hơn. Với các nhà doanh nghiệp, các tỷ phú, có thể chỉ là khi có một người mở cánh cửa cho họ và thế là họ có thể bước tới thành công. Đó là sức mạnh của việc mở rộng quan hệ hữu ích.
Lọ 5: Quỹ từ thiện – Give account (GIVE – 5% Thu nhập)
Trong cuộc sống, sẽ có không ít lần bạn bè hoặc người thân cần sự giúp đỡ. Để không đảo lộn dòng tiền của các quỹ, bạn nên trích ra 5% thu nhập để bỏ vào quỹ GIVE. Bạn có thể sử dụng số tiền đó để giúp đỡ bạn bè hoặc người thân đang gặp những vấn đề mà bạn có thể giúp được. Giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, làm từ thiện, ủng hộ trẻ vùng cao... là những việc làm ý nghĩa, giúp bạn sống có giá trị, có mục tiêu hơn.
Lọ 6: Chi tiêu cần thiết – Necessity account (NEC – 55% Thu nhập)
Quỹ tiền trong lọ đầu tiên sẽ chi trả cho những nhu cầu thiết yếu hàng tháng của bạn như tiền điện nước, ăn uống, mua sắm, đi lại,… Nếu cắt giảm những loại chi phí này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Quỹ này thường chiếm 55% tổng thu nhập. Tỷ lệ này được tính toán dựa trên mức sống tiêu chuẩn của nhiều người. Dù thói quen sinh hoạt của mỗi người là khác nhau, nhưng với mức tỷ lệ này, bạn có thể điều chỉnh chi tiêu và tiết kiệm sao cho phù hợp nhất với lối sống của mình.
Một số lưu ý để sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính hiệu quả
Áp dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ không chỉ giúp bạn biết cách
quản lý tiền hợp lý mỗi tháng mà còn giúp bạn đầu tư có hiệu quả. Tuy nhiên, để
phát huy tối đa lợi ích mà nó mang lại, hãy lưu ý một số điều cơ bản như sau:
1. Tuân thủ kỷ luật khi áp dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ.
Khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, bạn cần tuân thủ theo những
quy định đã đề ra. Ví dụ như không sử dụng tiền của lọ này làm việc khác, không
phung phí tiền,… Việc này sẽ giúp bạn thực hiện đúng kế hoạch và quy tắc sẽ khó
bị phá vỡ hơn. Từ đó, tài chính của bạn sẽ được quản lý an toàn và hiệu quả.
2. Tạo thói quen quản lý tiền.
Áp dụng nguyên tắc 6 cái lọ bằng cách tự tạo thói quen chia
nhỏ số tiền vào 6 hũ tài chính ngay sau khi có được tổng thu nhập cá nhân mỗi
tháng. Điều này giúp bạn duy trì được việc quản lý tài chính theo nguyên tắc 6
cái lọ tài chính, hạn chế sự thất thoát của dòng tiền.
3. Sử dụng dòng tiền một cách hợp lý.
Khi đã chia nhỏ số tiền vào trong 6 lọ tài chính, bạn nên
chi tiêu hợp lý, không nên vung tay quá trán sẽ dễ khiến thâm hụt tiền của các
lọ. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung nhiều hơn cho lọ tiết kiệm dài hạn vì nó sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho bạn khi có những việc khẩn cấp.
4. Tạo ra khoản thu nhập thụ động.
Tại chiếc lọ đầu tư, bạn có thể sử dụng khoản tiền đó để tạo
ra thu nhập thụ động mỗi tháng, giúp bạn tăng thêm tổng thu nhập cá nhân. Đồng
thời, tài chính sẽ có sự ổn định hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp cân bằng được việc
thâm hụt quỹ trong các lọ.
(Nguồn: sưu tầm từ nhiều trang mạng khác nhau. Mỗi trang mạng đều không trích nguồn từ đâu nên tôi không thể trích nguồn cho các bạn tham khảo)
5. Sống tối giản
Đây là điều tôi thêm vào. Một trong những hành động của sống tối giản của tôi là hạn chế mua sắm và tận dụng những gì hiện có để dùng cho mục đích khác. Chẳng hạn như, tôi lấy hũ mứt đã dùng hết hoặc ly nước uống họa tiết bắt mắt để chưng hoa.
![]() |
Hoa hồng vườn nhà chưng trong một ly nước uống giải khát |
Nếu bạn muốn đọc chủ đề này bằng tiếng Anh, hãy nhấp vào đây. Link này cũng là link ở hình minh họa ở đầu trang.